Như các bạn đã biết, những người làm việc trong môi trường văn phòng đều có đặc điểm chung là ngồi làm việc trong nhiều giờ liền, ít vận động nên dễ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp. Vì thế, việc nhận biết và phòng ngừa các bệnh xương khớp rất quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân. Bài viết dưới đây, Kenkomart sẽ chia với bạn những căn bệnh xương khớp thường gặp ở dân văn phòng và cách khắc phục hiệu quả.
Ngồi làm việc trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến cột sống, mà còn gây ra những vấn đề khác về xương khớp. Những người làm việc tại văn phòng trong thời gian dài phần lớn thường mắc các bệnh như: Thoái hóa đốt sống cổ, đau lưng dưới, viêm khớp vai hay hội chứng ống cổ tay.
"Dân văn phòng" thường xuyên phải ngồi lâu, ít vận động khiến phát sinh các bệnh về xương khớp. Để hạn chế, phòng ngừa những bệnh này, những bạn đang làm việc trong môi trường văn phòng cần điều chỉnh thói quen, thay đổi tư thế ngồi kết hợp quá trình tập luyện thể dụng thể thao để tăng cường sức khỏe xương khớp.
Ngồi sai tư thế là thói quen phổ biến nhất, cũng là nguyên nhân lớn nhất khiến dân văn phòng mắc các bệnh về xương khớp. Nhiều người có thói quen ngồi gù lưng, ngồi quá gần màn hình hay ngồi nghiêng người sang một bên. Đây đều là những tư thế gây áp lực không đồng đều lên cột sống, nhất là những vùng lưng dưới, cổ khiến đau mỏi, thoái hóa cột sống sớm. Hơn thế nữa, tư thế ngồi không thằng còn làm đĩa đệm cột sống bị chèn ép khiến gây bệnh thoát vị đĩa đệm.
Ngồi quá lâu một tư thế cũng làm căng thẳng các khóp và giảm khả năng lưu thông máu gây nên cứng khớp và mêt mỏi. Đặc biệt, việc ngồi chéo chân dưới bàn - thói quen thường gặp ở nhiều người - khiến lệch hông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp gối.
Những người làm việc văn phòng thường ngồi liên tục từ 8 - 10 tiếng mỗi ngày mà không đứng dậy vận động. Việc làm này khiến khớp có nguy cơ bị "đóng băng", giảm độ linh hoạt và dễ thoái hóa. Khi ngồi trong thời gian dài mà không vận động, các khớp sẽ bị cứng lại, dịch khớp không được bôi trơn thường xuyên và đầy đủ sẽ gây ra tình trạng đau nhức khớp khi di chuyển.
Ít vận động còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến những khớp lớn như cột sống, khớp gối và khớp hông. Đồng thời, ngồi lâu tuần hoàn máu không lưu thông khiến tê bì chân tay, tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp.
Thói quen sử dụng máy tính và điện thoại trong nhiều giờ liên tục dẫn đến tình trạng đau cổ, vai, gáy và hội chứng ống cổ tay. Việc nhìn màn hình máy tính trong tư thế cúi đầu hay ngẩng đầu không đúng cách gây căng cơ, đau mỏi vùng cổ. Hay sử dụng điện thoại trong thời gian dài khiến căng cơ tay gây nên tê mỏi, tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay. Hội chứng này thường xảy ra khi những dây thần kinh tại cổ tay bị chèn ép, gây ra cảm giác đau nhức, tê tay, giảm khả năng vận động.
Ngồi nhiều, ít vận động mà không chịu rèn luyện thể dụng khiến cơ thể thiếu linh hoạt, xương khớp dễ thoái hóa. Vì thế, vận động là cách tốt nhất để duy trì sự linh hoạt giữa các khớp. Đồng thời tăng cường sức khỏe cơ bắp và hạn chế giúp các khớp khỏi chấn thương.
Nếu không chịu rèn luyện thể thao thì cơ bắp, khớp sẽ mất dần sự linh hoạt, dẻo dai dẫn đến thoái hóa khớp, đau lưng, cổ. Việc này sẽ nghiêm trọng hơn khi bước vào độ tuổi trung niên.
Dân văn phòng có thói quen thường xuyên tiêu thụ đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đường, muối nên dẫn đến bị béo phì. Cân nặng tăng nhanh khiến tạo áp lực lên các khớp, nhất là khớp gối, cột sống và hông khiến đau nhức và thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, việc thiếu dưỡng chất quan trọng trong chế độ ăn uống còn khiến xương khớp yếu, dễ gãy.
Tư thế ngồi đúng là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ xương khớp. Người làm việc văn phòng nên ngồi với lưng thẳng, giữ cho đầu và cổ ở vị trí trung tâm, không nghiêng quá nhiều về phía trước. Ghế ngồi nên có tựa lưng chắc chắn, hỗ trợ tốt cho cột sống, đồng thời đảm bảo bàn làm việc và màn hình máy tính ở độ cao phù hợp để tránh việc cúi người hoặc ngửa đầu quá mức. Việc sử dụng bàn phím và chuột cũng cần được cân nhắc kỹ, sao cho tay luôn ở tư thế tự nhiên, không bị căng thẳng.
Một yếu tố khác là ghế làm việc nên có độ cao phù hợp với cơ thể, giúp hai chân có thể chạm đất hoặc đặt lên một bệ để chân sao cho không bị mỏi. Người làm việc nên thường xuyên kiểm tra lại tư thế ngồi của mình và điều chỉnh ghế, bàn làm việc để tạo cảm giác thoải mái nhất, tránh áp lực lên xương khớp.
Dân văn phòng nên thực hiện các bài tập giãn cơ ngắn ngay tại chỗ để giảm căng thẳng lên cơ bắp và khớp xương. Một số bài tập đơn giản như xoay cổ, xoay vai, duỗi lưng, nâng chân hoặc đứng dậy đi lại có thể giúp cải thiện lưu thông máu, làm giãn các cơ và giảm đau nhức. Hãy cố gắng dành ra ít nhất 5-10 phút mỗi giờ để thực hiện các bài tập nhẹ, điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe xương khớp mà còn giúp mắt và tinh thần được thư giãn.
Ngoài ra, hãy thử áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc pilates, tập trung vào việc kéo giãn cơ thể, cải thiện sự linh hoạt và sức mạnh cơ bắp. Điều này sẽ giúp xương khớp hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm.
Vận động ngoài giờ làm việc là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe xương khớp lâu dài. Tham gia các hoạt động thể thao như đi bộ, bơi lội, đạp xe hoặc thậm chí là các bài tập cardio nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể hoạt động linh hoạt hơn, tăng cường sức khỏe xương khớp và cơ bắp. Đặc biệt, các hoạt động thể dục này còn có tác dụng tăng lưu thông máu, giảm thiểu tình trạng cứng cơ, tăng cường sản sinh chất nhờn cho khớp, từ đó giúp khớp hoạt động trơn tru hơn.
Đối với những người bận rộn, chỉ cần dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để vận động nhẹ cũng đã mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Việc này không chỉ giúp duy trì cân nặng hợp lý, mà còn giúp cơ thể dẻo dai, xương khớp khỏe mạnh và tránh được các bệnh lý về khớp.
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe xương khớp. Để xương khớp luôn dẻo dai và khỏe mạnh, dân văn phòng cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin D, collagen, và omega-3 từ các loại thực phẩm tự nhiên. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như sữa, phô mai, cá hồi, cải xoăn; trong khi vitamin D được tìm thấy trong trứng, cá, và nấm.
Ngoài ra, omega-3, được tìm thấy trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, và hạt chia, có tác dụng chống viêm, giúp giảm đau nhức khớp và tăng cường sức khỏe xương khớp. Việc bổ sung đủ nước cũng rất quan trọng, giúp tăng cường chất nhờn cho khớp và cải thiện sự linh hoạt của các khớp xương.
Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống và vận động hợp lý, dân văn phòng có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung giúp hỗ trợ xương khớp. Một trong những sản phẩm phổ biến là glucosamine - chất giúp bảo vệ và tái tạo sụn khớp, giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Các sản phẩm chứa glucosamine & spirulina cũng được khuyến nghị cho những người có nguy cơ mắc các vấn đề về xương khớp, nhờ vào khả năng bổ sung dưỡng chất và cải thiện sức khỏe toàn diện.
Viên uống bảo vệ xương khớp Glucosamine & Spirulina Orihiro là một giải pháp lý tưởng cho dân văn phòng – những người thường xuyên gặp vấn đề về xương khớp do ngồi làm việc lâu và ít vận động. Với thành phần chính từ Glucosamine giúp hỗ trợ tái tạo và bảo vệ sụn khớp, sản phẩm này giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động và tăng cường độ đàn hồi cho các khớp. Ngoài ra, tảo Spirulina có trong viên uống không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất thiết yếu mà còn có khả năng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, và giảm mỡ trong máu. Đặc biệt, sự kết hợp giữa Glucosamine và Spirulina còn giúp phòng ngừa các bệnh lý về khớp do quá trình lão hóa sớm, giúp dân văn phòng duy trì sức khỏe xương khớp tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn trong môi trường đòi hỏi sự ngồi nhiều và ít vận động.
Cuối cùng, việc giảm stress cũng là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe xương khớp. Khi cơ thể căng thẳng, các cơ bắp và khớp thường trở nên căng cứng, gây ra cảm giác đau nhức và mỏi mệt. Dân văn phòng nên tìm cách giảm căng thẳng qua việc thư giãn, tham gia các hoạt động giải trí, thiền định hoặc thậm chí là các liệu pháp xoa bóp giúp cơ thể thả lỏng và giảm căng thẳng.
Việc chăm sóc sức khỏe xương khớp là yếu tố quan trọng đối với dân văn phòng. Bằng cách nhận diện và thay đổi những thói quen xấu, kết hợp với các biện pháp cải thiện, bạn sẽ bảo vệ được hệ xương khớp và duy trì sức khỏe tốt hơn.